Cùng với sự phát triển các quân binh chủng khác, bộ đội Phòng không – Không quân đang tiếp tục xây dựng bước lên chính quy, từng bước hiện đại bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc.
Lực lượng phòng không Việt Nam gồm các lực lượng tên lửa, cao xạ, radar rèn luyện kỹ năng tác chiến đối không hiệu quả.
Trên trận địa các đơn vị phòng không huấn luyện bài bản, chính quy, thể hiện qua các bài tập nắm chắc thao tác nhiệm vụ của từng vị trí, nâng cao chất lượng huấn luyện đội ngũ cán bộ các cấp, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên môn và các kíp chiến đấu sở chỉ huy, huấn luyện đêm và tăng cường huấn luyện đội ngũ chiến thuật phân đội, huấn luyện sát nhiệm vụ bảo đảm duy trì nhiệm vụ quản lý bảo vệ tổ quốc.
Các loại vũ khí phòng không của Việt Nam được cải tiến nâng cấp đủ khả năng đáp ứng trong tác chiến hiện đại. Ví dụ điển hình, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora được nâng cấp lên chuẩn Pechora-2TM (giây 33), với việc này nó đã tăng sức chiến đấu đáng kể của S-125.
Pechora-2TM có khả năng bắt bám, tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc, thời gian triển khai và thu hồi hệ thống không quá 10 phút (vượt xa hệ thống chưa nâng cấp), khả năng kháng nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử cao.
Cuối năm 2011, trong đợt diễn tập bắn đạn thật lớn của Quân chủng phòng không – không quân, S-125-2TM đã đưa ra bắn thử nghiệm và đạt kết quả cao (phút 1,37 – đạn tên lửa Pechora-2TM rời bệ). Ngoài S-125-2TM, Việt Nam thực hiện nâng cấp tổ hợp phòng không tầm ngắn tự hành 9K35 Strela 10 (giây 26).
Bộ đội phòng không – không quân huấn luyện chiến đấu.
Việt Nam cũng trang bị một số khí tài mới như hệ thống phòng không tầm cao S-300 (phút 1,50-2,24) đáp ứng yêu cầu bảo vệ bầu trời trong bối cảnh các máy bay trên thế giới ngày càng hiện đại thiết kế hệ thống phòng vệ chống tên lửa tiên tiến.
Bên cạnh đó, lực lượng phòng không duy trì sử dụng các loại khí tài đối không cũ hơn như pháo tự hành ZSU-23-4, pháo hai nòng 37mm, 57mm. Tuy những khí tài này đã cũ nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong lưới lửa tầm thấp bảo vệ tổ quốc.
Đối với lực lượng “mắt thần” radar giám sát, cảnh giới trên mọi tầm, mọi hướng của phòng không Việt Nam cũng từng bước hiện đại hóa với hệ thống radar thế hệ mới như: đài radar cảnh giới RV-01/Vostock E (phút 1,45), đài radar cảnh giới Nebo-UE, hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga. Những loại radar này đều có khả năng “bắt” máy bay tàng hình hiện có trên thế giới.
Cùng với phòng không, Không quân Việt Nam cũng từng bước xây dựng hiện đại, đội ngũ phi công được đào tạo bài bản, được truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, cập nhật thông tin khí tài tiên tiến và những chiến thuật bay mới.
Trong biên chế Không quân Việt Nam, ngoài hệ máy bay cũ MiG-21, Su-22M3/M4/UM3 (phút 2,26-2,45). Việt Nam còn mua sắm thêm chiến đấu cơ thế hệ mới Su-30MK2V (phút 3,06) có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Đặc biệt, Su-30MK2V có thể mang tên lửa không đối hải uy lực mạnh để hỗ trợ Hải quân bảo vệ lãnh hải tổ quốc (phút 3,44 – Su-30MK2V phóng tên lửa không đối hạm Kh-31P trúng mục tiêu.
Bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước, cùng tinh thần dũng cảm, mưu trí sáng tạo và ý chí quyết thắng là cơ sở để Không quân Việt Nam vận dụng sáng tạo trong xây dựng, huấn luyện lực lượng bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét