8 máy bay Su 30MK2
Tờ Interfax của Nga trích dẫn nguồn tin trong giới quân sự và ngoại giao nước này cho hay, Việt Nam và Nga đã ký kết một hợp đồng mua bán 12 chiếc máy bay tiêm kích đa năng Su 30MK2 và vũ khí phòng không vào hồi đầu tháng 2 năm nay. Giá trị hợp đồng đạt 1 tỷ USD.
Theo thoả thuận, Nga sẽ giao máy bay cho phía Việt Nam trong năm 2011-2012. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ nhận được các vũ khí phòng không và các phụ tùng thay thế dành cho máy bay mới và những chiếc Su đã đặt mua trước đó.
Một bản hợp đồng khác cung cấp cho Việt Nam 8 chiếc Su 30MK2 cũng đã được hai bên ký kết hồi đầu năm 2009.
Su 30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su 30, được tập đoàn Sukhoi phát triển từ những năm 90. Nó có khả năng mang tên lửa chống tàu, đạt tới vận tốc 2.100 km/h và tầm xa là 3.500 km.
Ngoài ra, Su 30MK2 còn được trang bị tên lửa dẫn đường, bom và container tên lửa không định hướng. MK2 thường được bán cho các nước ven biển như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela.
Giữa tháng 12 năm ngoái, Nga và Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel -điện cho Việt Nam theo Dự án 636 Varshavyanka trị giá 2 tỷ USD.
nguồn : viettinfo
Máy bay để tuần tra biển
Việt Nam mua sáu máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400 từ Canada.
Công ty Viking Air từ Canada xác nhận Việt Nam vừa đặt mua sáu máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400.
Hợp đồng với thời gian giao hàng từ 2012 đến 2014 là đợt mua máy bay từ Tây phương đầu tiên của quân đội Việt Nam.
Máy bay Twin Otter Series 400 sẽ được lắp đặt trang thiết bị để thực hiện việc tuần tra bờ biển, tham gia một số hoạt động tác chiến của hải quân.
Báo Canada không tiết lộ trị giá hợp đồng.
Ấn bản từ mạng communities.canada nói rằng công ty Viking trình làng máy bay Twin Otter Series 400 hồi năm 2007, đến nay họ có đơn hàng khoảng 200 triệu USD, giao hàng từ nay cho tới 2014.
Sáu máy bay Việt Nam đặt mua sẽ được lắp đặt phần nội thất đa năng. Trong đó có chức năng đón khách VIP, chở hành khách, cùng các tiện nghi phục vụ bay.
Máy bay hạng Twin Otter Series 400 sẽ được dùng để vận tải, tiếp liệu, tuần tra biển, tìm kiếm và cứu hộ trên bờ biển dài hơn 3000 cây số của Việt Nam.
Tin từ mạng defenseworld.net cho hay ViệtNam và Canada tốn nhiều năm tháng để hoàn tất hợp đồng mua máy bay.
Trong một tuyên bố đăng trên website của hãng, giám đốc điều hành Viking Air, David Curtis nói Việt Nam đã chọn được loại máy bay phù hợp cho công tác tuần tra bờ biển trải dài nhiều ngàn cây số.
“Sau giai đoạn thương thảo kéo dài, Viking cảm thấy tự hào khi được Hải quân Việt Nam chọn làm nhà sản xuất máy bay DHC-6 Twin Otter Series 400, thiết bị vô cùng phù hợp với bờ biển dài 3400 cây số của Việt Nam.
“Điều đáng nói là Series 400 là loại máy bay hai cánh cố định, lần đầu tiên được Bộ Quốc phòng Việt Nam mua từ nước Tây phương, một thành tích đáng nhớ trong lịch sử của Twin Otter.”
Mạng communities.canada cho hay quân đội Mỹ gần đây cũng đặt mua ba máy bay Twin Otter Series 400 của hãng Viking Air.
Trong những năm gần đây Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hóa quân đội. Lãnh đạo Việt Nam thăm Liên bang Nga nhiều lần và đặt mua nhiều loại vũ khí tối tân. Moscow từng là đồng minh trước đây của Việt Nam.
Năm 2009 Việt Nam lên kế hoạch mua sáu tàu ngầm loại Kilo loại chạy điện và diesel của Nga. Hiện hai nước đang thương thảo về việc Việt Nam vay Nga tín dụng với lãi nhẹ dùng vào dự án đóng tàu hải quân yểm trợ. Hoặc mua máy bay tuần tra cho hải quân Việt Nam.
Năm 2008 tin nói rằng hợp đồng mua bán vũ khí giữa hai nước khoảng 1 tỷ USD. Con số này tăng thành 3,5 tỷ USD trong năm 2009. Ngoài thủy hạm sáu tàu ngầm hạng Kilo, Việt Nam còn đặt mua chiến hạm Gepard, tàu phóng lôi và máy bay Sukhoi từ Nga.
Việt Nam nói họ sắm vũ khí để dùng vào việc gìn giữ hòa bình và bảo vệ lãnh thổ. Hiện nay Việt Nam đang vướng vào tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, khi hai nước, (và một số nước khác) cùng đòi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông.
Tên lửa
Tờ Strait Times đưa tin, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của tiến trình đàm phán mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắm (SRBM) mới của Israel.
Các nguồn tin tiết lộ với Strait Times, thỏa thuận có thể được hoàn tất vào cuối tháng này, và đây sẽ là thỏa thuận mua bán hệ thống vũ khí sát thương đầu tiên giữa Israel và Việt Nam.
Hệ thống SRBM đang được thảo luận này mang tên Extra. Extra do Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Israel và bộ phận chế tạo Hệ thống Phóng Hỏa tiễn (MLM) thuộc cơ quan Công nghệ Hàng không của Israel (IAI) hợp tác chế tạo. Hệ thống này được công khai lần đầu tiên tại Triển lãm Hàng không Paris trong năm 2005.
“Extra có tầm phóng trên 150km và có thể mang một đầu đạn 125kg”, IAI cho biết trên website của họ. IAI cho biết thêm, Extra được nhận định là khá chính xác. Sai số trong bắn trúng mục tiêu vào khoảng 10 mét. Nó có thể được lắp đặt trên xe tải di động hoặc lắp cố định.
Hỏa tiễn có thể phóng từ các phương tiện khác nhau. Robert Karniol, nhà phân tích quốc phòng, tác giả của bài viết đăng trên Straits Times cho rằng loại hỏa tiễn mà Hải quân Việt Nam muốn mua thuộc dạng cố định trên mặt đất.
Giá trị hợp đồng mua Extra hiện chưa được tiết lộ nhưng sức mạnh hủy diệt thì mạnh hơn hệ thống pháo phản lực (HIMARS) của Singapore do Mỹ chế tạo. Extra có 1 đầu đạn 125kg còn HIMARS có một đầu đạn 90kg.
Loại tên lửa này có thể được sử dụng để chống tàu chiến và được xem như một loại vũ khí hữu hiệu trong việc tăng cường hỏa lực cho lực lượng phòng vệ của hải quân.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K300 Bastion-P
Nguồn tin trên báo ЦАМТО (Báo điện tử Nga)- "Trung tâm thông tin mua bán vũ khí" - ngày 30/6, một quan chức Nga tiết lộ, công ty nghiên cứu chế tạo cơ khí NPO của Nga đã hoàn tất hợp đồng bàn giao cho phía Việt Nam hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P.
Với việc nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu hoạt động trên biển và các mục tiêu trên mặt đất.
báo chí Nga đưa tin tổng thống Nga Medvedev hồi cuối năm ngoái, khi thị sát NPO đã từng tuyên bố, công ty NPO đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống “Bastion” cho một số quốc gia, nhưng ông không nói rõ quốc gia nào muốn đặt mua hệ thống tên lửa này.
Bastion-P K-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Nó chủ yếu được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất, tầm bắn hiệu quả của nó đạt 300km và có thể dùng để bảo vệ một dải bờ biển dài khoảng 600km.
Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.
Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.
Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.
Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.
Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết
Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos
sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam
Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.
Như vậy,có thể cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.
Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.
Việt Nam cần Bastion làm gì?
Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.
Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.
Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.
Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc
Thêm 12 chiến đấu cơ Sukhoi - 30MK2
Tin cho hay Việt Nam quyết định đặt hàng thêm 12 chiến đấu cơ Sukhoi - 30MK2 ngoài con số tám chiếc đã mua năm ngoái.
Trưởng đoàn Nga tại Triển lãm Hàng không Farnborough 2010, người đồng thời là giám đốc Cơ quan Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Liên bang Nga Alexander Fomin được hãng thông tấn Tass trích lời nói hợp đồng cung cấp thêm 12 chiến đấu cơ đời mới này vừa được ký trong năm nay.
Năm ngoái Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua 12 chiếc Su-30MK2 của Nga nhưng sau cắt xuống còn tám chiếc vì lý do tài chính. Tổng trị giá của tám chiếc này là 400 triệu đôla.
Thế nhưng năm nay, đơn đặt hàng số lượng lớn lại được gửi sang Nga.
Theo ông Fomin, bốn chiếc đầu tiên của hợp đồng năm ngoái sẽ được giao hàng cho Việt Nam trước cuối năm nay.
Ông cho biết: "Khách hàng sẽ thăm Nga vào tháng Chín này để duyệt sản phẩm. Chúng tôi hy vọng giao bốn chiếc đầu tiên cho Việt Nam trước cuối năm nay."
Bốn chiếc còn lại của hợp đồng cũ sẽ được giao hàng năm 2011.
Nga cũng bán 16 chiếc Su-30MK cho Algeria trong giai đoạn 2011-2012.
Malaysia đã mua 18 chiếc Su-30 của Nga và đang cân nhắc mua thêm chừng ấy chiến đấu cơ nữa trong tương lai.
Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của loại Su-27UB Flancker hai chỗ ngồi, có khả năng phóng tên lửa chống tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất.
Ngoài chiến đấu cơ, cuối năm ngoái Việt Nam cũng ký hợp đồng mua tàu ngầm và nhiều trang thiết bị quốc phòng khác , trở thành khách hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí.
Có bình luận các hợp đồng dồn dập này là để đối phó hiện diện của Trung Quốc trong khu vực.
Quân đội Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, ngân sách quốc phòng mỗi năm đều được tăng lên.
Theo Sách trắng Quốc phòng mới công bố, ngân sách năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên điều này cũng là xu thế chung của quốc tế và khu vực. Nước láng giềng Trung Quốc năm 2009 loan báo tăng ngân sách quốc phòng gần 15%, lên tới trên 70 tỷ đôla.
Nguồn tin trên báo ЦАМТО (Báo điện tử Nga)- "Trung tâm thông tin mua bán vũ khí" - ngày 30/6, một quan chức Nga tiết lộ, công ty nghiên cứu chế tạo cơ khí NPO của Nga đã hoàn tất hợp đồng bàn giao cho phía Việt Nam hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P.
Với việc nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu hoạt động trên biển và các mục tiêu trên mặt đất.
báo chí Nga đưa tin tổng thống Nga Medvedev hồi cuối năm ngoái, khi thị sát NPO đã từng tuyên bố, công ty NPO đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống “Bastion” cho một số quốc gia, nhưng ông không nói rõ quốc gia nào muốn đặt mua hệ thống tên lửa này.
Bastion-P K-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Nó chủ yếu được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất, tầm bắn hiệu quả của nó đạt 300km và có thể dùng để bảo vệ một dải bờ biển dài khoảng 600km.
Dư luận từ lâu đã bàn tán về việc cung cấp hệ thống Bastion cho Việt Nam. Những đồn đoán càng nhiều sau khi tạp chí Kanwa số tháng 12.2009 khẳng định hệ thống Bastion đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trước cuối năm 2009.
Qua những bàn tán đó, có thể phỏng đoán là việc chuyển giao cho đến nay chưa được thực hiện, nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian gần nhất vì dư luận cho rằng, Việt Nam đang hoặc đã chuẩn bị tới 7 khu vực triển khai các hệ thống này, trong đó dự đoán có 2 ở Hải Phòng.
Tháng 12.2009, Kanwa dựa vào nguồn tin trong ngành công nghiệp Nga cho biết, Việt Nam từ năm 2009 sẽ bắt đầu nhận hệ thống tên lửa bờ biển trang bị tên lửa Yakhont và bình luận rằng, đây là lần đầu tiên biến thể triển khai trên bộ của Yakhont được xuất khẩu. Kanwa cũng nói rằng, dường như Indonesia đã mua một số tên lửa chống hạm Yakhont triển khai trên hạm để thử nghiệm, song không nêu rõ chi tiết.
Theo Kanwa, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 12 bệ phóng, mỗi bệ mang 6 tên lửa hành trình siêu âm Yakhont (? ). Mỗi hệ thống được trang bị 1-2 radar phát hiện-điều khiển tên lửa ngoài đường chân trời Monolit-B. Radar này cũng có thể nhận các tín hiệu từ radar Mineral-ME và các trực thăng chỉ huy/báo động sớm Ка-31.
Tạp chí này cũng cho hay, 8 máy bay tiêm kích Su-30МК2 dành cho hải quân mà Việt Nam đặt mua tháng 1.2009 cũng sẽ được trang bị tên lửa Yakhont do liên doanh Nga-Ấn BrahMos ASM sản xuất, mặc dù hợp đồng chính thức còn chưa được ký kết
Biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos
sẽ được trang bị cho Su-30MK2 của Việt Nam
Xác nhận cho những đồn đoán này là bức ảnh chụp được ngày 21.5.2010 tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh chụp con tàu biển được cho là chở 6 xe chiến đấu của Bastion, tức là hệ thống Bastion đầu tiên. Bản thân các xe này cũng bị chụp ảnh cả ở cảng và trên đường di chuyển.
Như vậy,có thể cho rằng, việc chuyển giao hệ thống Bastion đầu tiên đã diễn ra bởi vì Việt Nam thường không công bố thông tin về việc chính thức tiếp nhận vũ khí trang bị. Cần cho rằng, việc tiếp nhận này đã diễn ra hoặc sắp diễn ra trong vài ngày tới.
Song một bức ảnh đăng trên mạng của Việt Nam vào cuối tháng 6.2010 cho thấy rằng, Việt Nam đã nhận được cả 2 hệ thống tên lửa chống hạm Bastion đặt mua của Nga.
Việt Nam cần Bastion làm gì?
Kanwa cho rằng, các tên lửa chống hạm siêu âm nhập khẩu sẽ tăng cường mạnh mẽ hệ thống phòng thủ bở biển của Việt Nam. Khi được triển khai ở gần các thành phố ven biển ở miền Bắc Việt Nam, ví dụ như Hải Phòng, hệ thống có thể phong tỏa căn cứ hải quân Tam Á của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Hiện chưa rõ là liệu các tên lửa chống hạm Yakhont mà Việt Nam mua có thể tiêu diệt các tàu chiến đang neo đậu ở cảng hay không, nhưng theo một công trình sư tên lửa chống hạm BrahMos, điều đó không phải là vấn đề. Để làm việc đó, chỉ cần sửa đổi phần mềm và chế độ làm việc của đầu tự dẫn bởi vì tên lửa đa năng BrahMos vốn có khả năng tấn công mọi mục tiêu tàu nổi neo đậu ở cảng.
Đối với hải quân Trung Quốc, thông tin về việc Việt Nam mua Yakhont có nghĩa là các tàu sân bay và tàu nổi cỡ lớn đóng tại căn cứ Tam Á ở Hải Nam không còn được bảo vệ đủ vững chắc nữa.
Nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói với Kanwa rằng, mặc dù Yakhont và BrahMos sử dụng các máy tính trên khoang và phần mềm khác nhau, nhưng Yakhont không nằm trong danh sách vũ khí được phép bán cho Trung Quốc.
Hiện Hải quân Việt Nam đã có trong trang bị các hệ thống tên lửa bờ biển Redut và Rubezh, nay có thêm cả Bastion. Quần đảo Trường Sa đã trở thành khúc xương khó gặm đối với Trung Quốc
Thêm 12 chiến đấu cơ Sukhoi - 30MK2
Tin cho hay Việt Nam quyết định đặt hàng thêm 12 chiến đấu cơ Sukhoi - 30MK2 ngoài con số tám chiếc đã mua năm ngoái.
Trưởng đoàn Nga tại Triển lãm Hàng không Farnborough 2010, người đồng thời là giám đốc Cơ quan Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Liên bang Nga Alexander Fomin được hãng thông tấn Tass trích lời nói hợp đồng cung cấp thêm 12 chiến đấu cơ đời mới này vừa được ký trong năm nay.
Năm ngoái Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua 12 chiếc Su-30MK2 của Nga nhưng sau cắt xuống còn tám chiếc vì lý do tài chính. Tổng trị giá của tám chiếc này là 400 triệu đôla.
Thế nhưng năm nay, đơn đặt hàng số lượng lớn lại được gửi sang Nga.
Theo ông Fomin, bốn chiếc đầu tiên của hợp đồng năm ngoái sẽ được giao hàng cho Việt Nam trước cuối năm nay.
Ông cho biết: "Khách hàng sẽ thăm Nga vào tháng Chín này để duyệt sản phẩm. Chúng tôi hy vọng giao bốn chiếc đầu tiên cho Việt Nam trước cuối năm nay."
Bốn chiếc còn lại của hợp đồng cũ sẽ được giao hàng năm 2011.
Nga cũng bán 16 chiếc Su-30MK cho Algeria trong giai đoạn 2011-2012.
Malaysia đã mua 18 chiếc Su-30 của Nga và đang cân nhắc mua thêm chừng ấy chiến đấu cơ nữa trong tương lai.
Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của loại Su-27UB Flancker hai chỗ ngồi, có khả năng phóng tên lửa chống tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước và mặt đất.
Ngoài chiến đấu cơ, cuối năm ngoái Việt Nam cũng ký hợp đồng mua tàu ngầm và nhiều trang thiết bị quốc phòng khác , trở thành khách hàng lớn nhất của Nga trong lĩnh vực mua bán vũ khí.
Có bình luận các hợp đồng dồn dập này là để đối phó hiện diện của Trung Quốc trong khu vực.
Quân đội Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, ngân sách quốc phòng mỗi năm đều được tăng lên.
Theo Sách trắng Quốc phòng mới công bố, ngân sách năm 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tuy nhiên điều này cũng là xu thế chung của quốc tế và khu vực. Nước láng giềng Trung Quốc năm 2009 loan báo tăng ngân sách quốc phòng gần 15%, lên tới trên 70 tỷ đôla.