Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'

Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

>> Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam
>> Nhìn lại vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc


Thời hạn 6 năm
Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang.


Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc.


Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc.

Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang.
Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011.
"Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề.

Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới.

Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành (>> chi tiếtcó một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay.

"Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn.
Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến.

Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước.

Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định.

Chống ngầm bằng tàu ngầmTrung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>>chi tiết).

Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng.
Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc.
Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét.

Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên".
Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết:
6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt...  6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. 
Nguồn : BAODATVIET.VN

"Bộ mặt mới" của Không quân Trung Quốc


Tiêm kích Trung Quốc và những pha hạ cánh ngoài ý muốn
Cập nhật lúc :2:16 PM, 22/06/2012
Những năm gần đây, Trung Quốc  đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa lực lượng Không quân, thay mới toàn bộ tiêm kích J-7, J-8II bằng tiêm kích mạnh hơn, hiện đại hơn.
(ĐVO) Thay vì chi ngân sách mua mới, Trung Quốc tự mình phát triển sản xuất tiêm kích. Tất nhiên, theo truyền thống từ xưa tới nay, hầu hết các thiết kế Trung Quốc đều đi sao chép thiết kế nước ngoài.

Chiêu bài mà nước này đưa ra thường là, mua một lượng nhỏ của nước ngoài rồi tiến hành mổ xẻ, nghiên cứu sao chép lại y nguyên thiết kế nước đó, điển hình từ Nga - nạn nhân của nạn sao chép công nghệ quốc phòng.Hoặc thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất, ban đầu nhập linh kiện nước ngoài, dần dần “bí mật” nội địa hóa từng phần. Và cuối cùng là sản xuất ra mẫu nội địa hóa hoàn toàn.

Dù là có thể sao chép giống tới 99,99%, nhưng dẫu sao công nghệ của Trung Quốc không thể bằng công nghệ “gốc”, chất lượng máy bay cũng vậy, luôn luôn thua kém nước ngoài.

Một số dòng tiêm kích hiện đại J-10, J-11 và kể cả J-20 đều đã từng “dính” vụ tai nạn mà từ đó người ta có thể thấy "bộ mặt thực" vũ khí Trung Quốc, so với những gì mà họ rêu rao bên ngoài về sức mạnh chiến đấu cơ tiên tiến của họ.

Dưới đây là một số hình ảnh tiêm kích tiên tiến nhất của Trung Quốc gặp nạn:
Một trong những lùm xùm liên quan tới máy bay Trung Quốc là tiêm kích đa năng J-10 - "bộ mặt mới" của Không quân Trung Quốc hiện đại, "xương sống" sức mạnh trên không Trung Quốc.
Nhưng ít ai biết rằng, bên ngoài "bộ mặt hào nhoáng" của những chiếc tiêm kích J-10 "bóng lộn" là sự thật động trời về những vụ tai nạn thảm khốc của máy bay hiện đại hàng đầu thế giới, mà nguyên nhân hầu hết do các vấn đề kỹ thuật máy bay. 

Hình ảnh trên là của một vụ tai nạn J-10 xảy ra vào ngày 13/4/2010 ở một địa điểm bí mật gần Thiên Tân. Vụ việc đã làm thiệt mạng một phi công - Đại tá chỉ huy trưởng Sư đoàn không quân số 9. 

Theo những thông tin được trang tin địa phương đăng tải, có tới 200 chi tiết chiếc J-10 làm việc không hiệu quả dẫn tới tai nạn (>> chi tiết).
Trước đó, trong năm 2007-2009, J-10 gặp 3 vụ tai nạn, nguyên nhân đều do các yếu tố từ hệ thống kiểm soát động cơ, động cơ đột ngột chết máy trên không.
Và gần đây nhất, năm 2012, một trang tin tiếng Nga đã đăng tải hình ảnh liên quan tới một chiếc J-10AS "hôn mặt đất". Theo quan sát, có thể thấy rằng, bánh đáp ở đầu máy bay đã không mở ra hoặc bị "gãy" trong quá trình hạ cánh (>> chi tiết).
Bên cạnh J-10, một loại máy bay tiên tiến hiện đại hàng đầu thế giới của Trung Quốc, J-11 (sao chép Su-27) cũng dính nhiều vụ tai nạn mà phần nhiều liên quan tới câu chuyện "chất lượng", luôn luôn nhớ đến khi nhắc tới "hàng Trung Quốc".
Năm 2012, một chiếc J-11BS được điều khiển bởi hai viên phi công đang thực hiện bài bay huấn luyện trên không, đột ngột vòm kính buồng lái phi công ngồi sau bị vỡ làm người này bị thương ở mặt. Rất may, phi công đã điều khiển máy bay hạ cánh an toàn. 

Vụ việc này đặt ra dấu hỏi lớn đối với chất lượng vòm kính buồng lái trên J-11BS. Trước đó, năm 2010, đã có thông tin về việc một lô hàng J-11 xảy ra rung động bất thường khi cất cánh.
Một vụ tai nạn khác của của J-11 Trung Quốc, trong ảnh phần bánh đà đã hạ xuống, không rõ vì lý do gì lại làm chiếc J-11 "thơm đất".
Tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc sản xuất. Trung Quốc đã đặt mục tiêu lớn sẽ xuất khẩu 300 chiếc JF-17, JF-17 có thể coi là dòng tiêm kích hiện đại rẻ nhất thế giới với giá trị vào khoảng 15-20 triệu USD/chiếc. Đây quả thực là cái giá rất hấp dẫn đối với quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn hẹp.
Nhưng như người ta thường nói "của rẻ là của ôi", cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ duy nhất có Không quân Pakistan "dám dùng" tiêm kích giá rẻ này. Và năm 2011, họ đã gặp họa khi một chiếc JF-17 tan xác, phi công cũng thiệt mạng. Không biết trong tương lai họ còn phải gánh chịu tổn thất nào nữa. 

Bản thân Trung Quốc là quốc gia thiết kế sản xuất vẫn đang thử nghiệm đánh giá JF-17 mà chưa thực sự đưa vào sử dụng. Một số nước bày tỏ việc mua loại máy bay này, nhưng mọi thứ mới chỉ dừng ở lời hứa hẹn.
Ngoài J-10, J-11, JF-17, mẫu tiêm kích thế hệ thứ năm thử nghiệm J-20 gần đây cũng dính nghi án "chất lượng".
Trong một cuộc thử nghiệm không rõ thời gian, mẫu thử J-20 đã rơi mất cửa khoang vũ khí khi hạ cánh.
Nguồn : Baodatviet.vn

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp
Sinh 25 tháng 8, 1911 (99 tuổi)
General Vo Nguyen Giap.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Biệt danhVăn, Sáu
Quốc tịchFlag of Vietnam.svg Việt Nam
Nơi sinhLệ Thủy, Quảng Bình, Việt Nam
ThuộcFlag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1944-1991
Cấp bậcDaituongQDND.gifĐại tướng
Chỉ huyFlag of North Vietnam 1945-1955.svg Việt Minh
Flag of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Tây Nam
Khen thưởngHuân chương Sao vàng
2 Huân chương Hồ Chí Minh
2 Huân chương Quân công hạng nhất
Huân chương Chiến thắng hạng nhất
...
Công việc khácBộ trưởng Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ
Tổng Chính ủy
Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao
Tổng tư lệnh quân đội
Bí thư Tổng Quân uỷ
Phó thủ tướng Chính phủ
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước
Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) [1] là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Quân ủy Trung ương, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thời niên thiếu

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). [2] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sưthầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng...
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động Cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư [3]

Tham gia quân sự

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[4]
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Ông tham gia gây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt MinhCao Bằng.

Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyễn Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Đại tướng đầu tiên

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân Đội Quốc gia Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "người nào đánh thắng đại tá thì phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng thì phong thiếu tướng, đánh thắng trung tướng thì phong trung tướng, đánh thắng đại tướng thì phong đại tướng" [5]. Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh Nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lê và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch đã tham gia


Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Chiến tranh chống Mỹ


Hình vẽ Võ Nguyên Giáp trên bìa tạp chí Time, ngày 15-5-1972
Từ năm 1954-1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng. Ông còn là Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3/1960, Võ Nguyên Giáp chịu sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh người cộng sản miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động và nguyện đem sức mạnh to lớn của Đảng Lao động để xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng hòa, thống nhất Việt Nam dù phải đối mặt với Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Dù có thói quen viết hồi ức, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-71. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung Ương Cục Miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Một mặt, nhà lãnh đạo này xem trọng Võ Nguyên Giáp, một mặt, vẫn giữ ấn tượng về việc Việt Minh rút ra bắc theo Hiệp định Geneve, để Mỹ Diệm chia đôi đất nước. Theo hồi ức các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, theo nguồn của sử gia, suốt cuộc chiến tranh đánh Mỹ, Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn luôn đấu tranh khi âm thầm, khi quyết liệt trước các quyết định quân sự. Trong đó, dường như Võ Nguyên Giáp thuộc phái ôn hòa trong khi Lê Duẩn thuộc phái cấp tiến [cần dẫn nguồn]. Có thể chia sự hợp tác giữa 2 nhân vật quyết định chiến tranh ở cấp cao nhất này thành 3 giai đoạn:
Từ năm 1954-64, thời gian Lê Duẩn chưa nắm hoàn toàn thực quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;
Từ năm 1965-72, thời gian Lê Duẩn nắm toàn quyền chính trị và ý kiến Võ Nguyên Giáp bị xem là chưa đủ cứng rắn; [cần dẫn nguồn]
Từ năm 1972-75, sau những tổn thất to lớn của Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Trị Thiên 1972, Lê Duẩn trao toàn quyền quân sự cho Võ Nguyên Giáp. [cần dẫn nguồn]
Đại sự ký hoạt động của Võ Nguyên Giáp đối với cuộc chiến tranh tại miền nam Việt Nam như sau:
Từ năm 1954 - 56, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này bằng Phong Trào Tố cộng Diệt cộng.
Từ năm 1957 - 58, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng bạo lực cách mạng, cho phép người cộng sản miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dải Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trân Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài ... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1968, khi Võ Nguyên Giáp đi khám bệnh ở nước ngoài, Bộ Chính trị và Bộ Thống soái Tối cao tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân với thiệt hại về nhân mạng to lớn bằng cả 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhưng giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân phản đối chiến tranh tại Mỹ và trên toàn thế giới. Đây là bước ngoặt của cuộc chiến tranh nhưng còn quá ít thông tin xoay quanh Võ Nguyên Giáp vào thời điểm này.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí khá hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn bác bỏ với lý do Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên.
Chiến dịch Trị Thiên được thay thế cho kế hoạch Tây Nguyên và ý kiến của Võ Nguyên Giáp lần này cũng bị gạt sang một bên[6], 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm Sư đoàn Dù số 1 và Sư đoàn Hải quân Lục chiến số 1.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh phơi mình dưới bom dải thảm B52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Theo thông tin gần đây cho biết Sư đoàn 308 đã mất 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 320 đã mất 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320 với lời nguyền "Trung đoàn 48 còn, Thành cổ Quảng Trị còn" đã rút khỏi chiến địa khi chỉ còn gần 80 chiến sĩ. Câu thơ "Đò lên Thạch Hãn xin khua nhẹ/Dưới sông còn đó bạn tôi nằm ..." đã đi vào lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước như tiếng khóc thương đồng đội, chiến sĩ da diết, bi thương nhất. Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh trong Mùa xuân Đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972-1975.
Năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".

Từ 30/4/1975 đến nay

Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng quân đội, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông.
Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó)[7].
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.

Đại tướng trong buổi gặp mặt tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva, năm 2008
Ngày 25 tháng 8 năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ 100 tuổi. Đến thời điểm này,Ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi).
Thời gian gần đây tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18[8], hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản[9]. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu[10]. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[11]
Vào đầu năm 2009, Võ Nguyên Giáp có nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này [12], vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.

Đánh giá

"Tướng Giáp hoàn toàn tận tụy với nhân dân và đất nước."
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ. Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời: "Giỏi nhất đương nhiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi đến Thượng tướng Nguyễn Hữu An...". Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ. Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi" thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng. Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt xuất của người Việt.
Ducan Townson, tác giả cuốn Những vị tướng lừng danh xuất bản ở London, đã viết: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh”.[14]
Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá: “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có”.[14]
Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993) viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử”.[14]
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam", sau khi điểm qua quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh, đã nhận xét: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại”.[14]
Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ.
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[15]
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames&Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2500 năm qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, liền kề với Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Đại chiến II.[16]

 Tiếp tùy viên quân sự các nước

Nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Giáp đã tiếp các tùy viên quân sự các nước tại Việt Nam. 26 tùy viên quân sự của 23 nước đến thăm Đại tướng Giáp ngày 4 tháng 5 2009, đến từ các nước từng giúp đỡ và ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập và thống nhất đất nước. Trong đó có tùy viên quân sự của Lào, Nga, CubaCHDCND Triều Tiên,… Tùy viên quân sự Mỹ tại Việt Nam cũng đến thăm đại tướng nhân dịp này. Các tùy viên quân sự bày tỏ vinh dự vì được gặp mặt Đại tướng, vị Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, một nhà quân sự tài ba. Họ cũng rất ấn tượng đối với những tác phẩm về chiến thuật quân sự của Đại tướng.
Nói chuyện với các tùy viên quân sự, Đại tướng Giáp nhấn mạnh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng của nhiều nước khác trên thế giới. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, Đại tướng bày tỏ hy vọng các tùy viên quân sự sẽ góp sức mình trong công cuộc xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và thế giới. Nhân cuộc gặp hiếm có này, các tùy viên quân sự xin chữ ký của Đại tướng vào những cuốn sách do Đại tướng viết, và tặng Đại tướng biểu tượng của Đoàn tùy viên quân sự nước ngoài tại Việt Nam.

Vấn đề sức khỏe hiện nay

Ngày 25 tháng 8 năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng thượng thọ bước sang tuổi 100. Sức khỏe của ông có yếu hơn trước cũng là điều dễ hiểu. Mới đây nhất, ngày 27 tháng 10 năm 2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến thăm, chúc sức khỏe và trao tặng ông huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống.[13]