Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Tourane - Đà Nẵng xưa qua hình ảnh (Tiếp)


Ngũ Hành Sơn (hòn Hỏa Sơn) - Ngày xưa, núi đá "chìm" dưới những đụn cát.


Xẻ đá ở Ngũ Hành Sơn !
Rất may chính quyền đã có chủ trương cấm khai thác đá ở đây từ năm 1998, nếu không thì đến nay chắc chỉ còn "nhị hành sơn" cũng nên!


Đình làng Phước Ninh xưa ( đường Lê Đình Dương). Xưa kia nơi đây nhà tranh vách đất, dân thưa thớt. Cư dân sống bằng nghề làm muối, trồng trọt.


rue Republique - Nay là đường Hùng Vương


Đường Champeaux về sau đổi là Republique
, nay là Hùng Vương - Khu vực trong ảnh bên trái là chợ vườn Hoa, nay là khu đất "vàng" đang xây dựng bãi đổ xe ngầm và khu đất bên phải là khu triễn lãm 84 Hùng Vương nay cũng đang được xây dựng thành khu cao ốc của thành phố Đà Nẵng.


Đường Hà Nội xưa! nay là đường Hùng Vương, con đường buôn bán sầm uất nhất nhì Đà Nẵng.


Đà Nẵng xưa


Nhà thông tin *đường Hùng Vương ngày nay.


Trụ sở của ủy viên cộng hòa thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng - Tòa nhà nằm ở góc ngả tư Yên Bái - Hùng Vương bây giờ


Đình làng An Hải


Rạp hát Hòa Bình về sau được xây dựng lấy tên nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh * trên đường Phan Châu Trinh- Old


Nhà hàng trên bến Bạch Đằng trước 1975 - OLd


Chà Và Ấn Độ- Những thương nhân nước ngoài có cửa hiệu tại Đà Nẵng (Chủ yếu buôn bán vải)


Đường làng


Đình làng Hải Châu 1950 (ảnh sưu tầm)
So với đình làng Hải Châu ngày nay đã khác rất nhiều! Rất tiếc! - Old photo -


Đình làng Hải Châu, chụp năm 1952. - Old photo- Nơi thờ tự các tộc họ, nguyên quán từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, đã theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam bình Chiêm từ năm 1471 và định cư ở luôn lại đây. Những cư dân đầu tiên nầy và con cháu họ đã có công lớn trong việc hình thành thành phố Đà Nẵng như ngày nay.


Hội đồng kỳ mục của làng - Các cụ chuyên "ăn trên, ngồi trước"


Bàn tay của kẻ Sĩ thời xưa, với những móng tay rất dài, để chứng tỏ họ là tầng lớp trên, không phải lao động vất vả. Vì vậy có câu thơ rằng:
"Nhất Sĩ, Nhì Nông
Hết gạo chạy rông
Nhất Nông, Nhì Sĩ"


Bờ đông sông Hàn trước năm 1985
Vietnam --- Image by © moodboard -Old


Ga Chợ Hàn (Gare de Tourane Marché) ( Old photo ) được xây dựng trong những năm 40, nhằm thuận lợi cho việc bốc dỡ hàng hóa đi các nơi trong nước. Đến những năm 90 ga nầy bị phá bỏ để làm con đường Bạch Đằng đẹp như ngày nay.


Đà Nẵng - Những năm 80 vẫn còn nhà ga phụ.


Viện Bảo tàng Cham được lập vào năm 1919. Bức ảnh nầy cho thấy thời kỳ nầy chưa có bảo tàng Cham. Những hiện vật được người Pháp tập trung về đây (vườn trưng bày) vào khoảng năm 1900 trong đó có vật linh, bò Nandin, con vật tín ngưỡng của người Cham - Old photo-


100 năm trước- Phòng Thương mại & Nông nghiệp thời Pháp thuộc- Old


100 năm sau vẫn còn giữ kiến trúc cũ- present....Nhưng nay vừa mới bị đập phá vào tháng 12/2010 để xây trường mẫu giáo ABC !


Cercle de Tourane nay là CLB thanh niên, số 30 đường Bạch Đằng


Bưu điện Đà Nẵng xưa (old photo)


Kiệu quan lớn đi chơi Bà Nà


Bà Nà xưa, một du khách bản xứ với áo dài, khăn đóng đang tần ngần dừng bước để tìm đường đi lên


Bà Nà xưa, đường đi phải qua nhiều "cầu khỉ"- "quan san" cách trở. Chỉ có những phu phen người Việt nầy mới đảm đương việc cán võng, gồng gánh cho khách tây mà thôi.


Đường lên Bà Nà!


Đường lên Bà Nà- phu phen phải gồng gánh hàng hóa cho người nước ngoài trong điều kiện đường sá cách trở.


Mỏ than Nông Sơn - old photo


Mỏ vàng Bồng Miêu
"Từ ngày Tây lại cửa Hàn
Đào sông Câu Nhí, đắp đàng Bồng Miêu"
vè Quảng Nam - Đà Nẵng - old photo


Tháp Chàm Bằng An (Điện Bàn - 1910)


Đà Nẵng - Trận bão lớn năm 1916- Trên bến tàu Courbet cây cối gãy đổ, lác đác vài chiếc tàu bị chìm.


Trận bão lớn 1916


Đường Bạch Đằng


Xử án - người có tội thời xưa bị "nọc" ra giữa công đường và bản án được thi hành ngay.


Diễn tuồng ngoài bụi chuối (Hình như để phục vụ nhiếp ảnh, vì lúc bấy giờ chưa có flash)


"Mát xa" cũng là nghề có sớm ở Đà Nẵng xưa ? ( old photo)


Một số cư dân Đà Nẵng xưa


Phu kéo xe - Những cư dân lao động của Đà Nẵng xưa.- Old


Xe Dodge "nhà binh" được đóng thùng, cải tiến thành xe chở khách - Một phương tiện đi lại quen thuộc trên các tuyến Quế Sơn - Tiên Phước - Hiệp Đức - Đà Nẵng trước 1975- Nhiều xe trên tuyến đường nầy thường bị "dính mìn" tan tác - ảnh CORBIS -


Quân Pháp trở lại Đà Nẵng 1946- Diễu binh trước Tòa Thị chính.
Tourane - Đà Nẵng xưa qua hình ảnh (tiếp theo)



Đường Độc lập trước 1975, nay là đường Trần Phú (vị trí chụp đoạn ngã ba Trần Phú - Phạm Phú Thứ ) XƯA.....


Trường Trung học Sao Mai *sau 1975 đổi tên Nguyễn Văn Trỗi, sau là PTTH.Trần Phú. Đến tháng 12/2009 được tháo dỡ để xây dựng cầu Rồng


Trường Trung học Thọ Nhơn 1958 - Nay là trường THCS Trần Hưng Đạo - Old


Trường tiểu học "ấp Tân sinh" thôn Phước Tường , xã Hòa Phát trước năm 1975


Ngư dân Đà Nẵng xưa - Old


Gánh Mì Quảng, biết đâu là những "tiền hiền" của các quán mì Quảng ở Đà Nẵng hiện nay như quán bà Ngân, bà Vị....


Mì Quảng "Restauran
t" phục vụ những người lao động & một thực khách có "tướng tá rất bặm trợn" đang dùng bữa. Rất giống một nhân vật VIP hiện nay!. Thức ăn và chén bát được bày biện sơ sài trên một phảng gỗ.


Gánh "đậu hủ" - Một dạng đậu nành đông kết, ăn nóng với nước đường đen pha gừng - Món ăn xứ Quảng rẽ tiền nhưng nay cũng đã vắng dần. Hãy chú ý người bán gánh mì Quảng và người bán gánh đậu hủ có khuôn mặt rất giống nhau. Trong một gia đình chăng?


Hàng cháo lòng. Có lẽ là quán vào loại lớn lúc bấy giờ- old photo


Ngư dân Đà Nẵng 50 năm trước



Xe guồng đạp nước, phương tiện "dẫn thủy nhập điền" của người nông dân làng Thủy Tú, Nam Ô xưa.


Sân bay quân sự Đà Nẵng 1968
 

1 nhận xét:

  1. anh ơi cho mình hỏi tấm ảnh bán mì quảng là vào năm bao nhiêu vậy anh . cảm ơn ạnh nhiều nha

    Trả lờiXóa