Trang

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Cảm ơn vị đại tướng của dân tộc Việt Nam! Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai.

Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh

50 bức ảnh dưới đây phần nào phác họa chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chỉ huy quân sự tài ba lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn giải phóng dân tộc.
> Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những điều ít biết/ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sắp tròn 100 tuổi/ Những bức tranh bằng cát về tướng Giáp

Đây là những hình ảnh lựa chọn trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp" do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đại tướng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Võ Nguyên Giáp là người sớm đến với con đường cách mạng.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, Võ Nguyên Giáp sớm đến với con đường cách mạng. Trong ảnh, ông chụp với bố mẹ, con gái Hồng Anh (áo trắng) và các cháu năm 1946.
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).
Vợ chồng Võ Nguyên Giáp - Đặng Bích Hà cùng 5 người con: Võ Hồng Anh, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên, Võ Hồng Nam và Võ Hòa Bình (1963).
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo "Tiếng dân" năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Một trong những bài báo đầu tiên của Võ Nguyên Giáp dưới bút danh Hải Thanh có tên "Vũ trụ và tấn hóa" in trên báo Tiếng dân năm 1929 do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ bút.
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Năm 1930, khi mới 19 tuổi, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Là cử nhân Luật rồi dạy học ở trường
Sau khi lấy bằng cử nhân luật, ông dạy học ở trường.
Ngày 22/12/1944,
Ngày 22/12/1944, tại Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân làm lễ thành lập với 34 chiến sĩ, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 26/8/1945, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu ở Hà Nội sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tròn một năm thành lập. Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội.
Năm 37 tuổi (1948), Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1948, ở tuổi 37, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm đại tướng và trở thành đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh, đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát thị xã Cao Bằng vừa được giải phóng (1950).
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).
Đại tướng chào những đoàn quân thắng trận Biên giới trở về (1950).

Dù có tuổi nhưng Đại tướng vẫn miệt mài viết sách, làm việc.
Dù có tuổi nhưng đại tướng vẫn miệt mài làm việc...
... hay đọc sách.
...hay đọc sách.
Bên cạnh thiền, đi bộ là môn thể dục thể dục ưa thích của Đại tướng.
Bên cạnh việc ngồi thiền, đi bộ là môn thể dục ưa thích của đại tướng.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi chơi piano.
Lúc rảnh rỗi, ông ngồi thư giãn bên cây đàn piano.
Còn đây là phút thư giãn của Đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu),
Còn đây là phút thư giãn của đại tướng tại biệt thự 11 Phan Đình Phùng (Vũng Tàu).
Bữa cơm của hai ông bà.
Bữa cơm của hai ông bà.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi Đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm Đại tướng năm 2008.
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ... thường xuyên tới thăm hỏi đại tướng. Trong ảnh, ông Trương Tấn Sang (nay là Chủ tịch nước) thăm đại tướng năm 2008.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại tướng năm 2008.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm đại tướng năm 2008.
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai / Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài / Thắng hai đế quốc, bách niên thọ / Hoàn cầu có một, không có hai".
Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng đại tướng bài thơ: "Đại tướng anh hùng dễ mấy ai/ Đức độ, anh, uy, trí, dũng, tài/ Thắng hai đế quốc, bách niên thọ/ Hoàn cầu có một, không có hai".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét